Skip to content

10 món đồ cần tránh cho vào máy giặt

Nguyễn Kim Phú 27/01/202411 lượt đọc

Nhiều gia đình thường tận dụng máy giặt để giặt mọi loại quần áo và đồ vật khác nhau. Nhưng có một số món đồ cần tránh cho vào máy giặt bởi có thể gây hư hỏng, giảm tuổi thọ của thiết bị.

1. Quần áo dính lông thú cưng

Đối với những gia đình có vật nuôi như chó, mèo, quần áo thường bị dính lông và rất khó để loại bỏ. Chính vì vậy, giải pháp phổ biến nhất là giặt quần áo dính lông trong máy giặt. 

Tuy nhiên, điều này có thể sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn. Lý do là bởi lông động vật khi dính nước thường dễ dính hơn bình thường và càng khó để giặt sạch. Kể cả khi máy giặt có thể loại bỏ lông ra khỏi quần áo thì lượng lông đó khả năng cao sẽ tích tụ lại và bám vào các cạnh của lồng máy giặt, bộ lọc cặn hoặc ống thoát nước, dẫn đến tính trạng tắc nghẽn nghiêm trọng. 

Lông thú cưng có thể gây tắc nghẽn
Lông thú cưng có thể gây tắc nghẽn

Cách xử lý hiệu quả khi trang phục bị dính lông vật nuôi là bạn nên mua những cây lăn quần áo để lăn sạch lông bám vào trước khi cho quần áo vào máy giặt. Trong trường hợp bạn vô tình cho quần áo vào máy giặt khi vẫn còn dính lông động vật trên đó thì khi kết thúc chương trình giặt, hãy vệ sinh sạch sẽ máy giặt và tiến hành kiểm tra, loại bỏ các búi lông bị tích tụ ở trong bộ lọc cặn và ống thoát nước, tránh làm máy giặt bị hư hỏng. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng để biết vị trí bộ lọc cặn và sửa máy giặt tại nhà. 

2. Các loại gối mút hoạt tính

Hầu hết các loại gối như gối bông và thậm chí cả gối lông vũ đều có thể cho vào máy giặt nhưng gối mút hoạt tính nói chung thì không thể. Lớp mút của gối thường khá mỏng nên rất dễ bị rách trong quá trình giặt. 

Ngay cả khi bạn không chọn chế độ vắt để tránh làm rách gối thì việc mút có khả năng thấm hút nước cao cũng sẽ khiến gối của bạn bị sũng nước và làm nặng máy giặt.  

Để tránh làm hư máy giặt và mất thêm chi phí sửa máy giặt tại nhà, bạn nên giặt gối mút theo phương pháp riêng. Vỏ gối thường có thể giặt bằng máy. Với phần mút bên trong, bạn nên làm sạch bằng cách ngâm trong nước ấm cùng nước giặt có tính tẩy nhẹ trong vài phút, sau đó, bóp trôi các lớp bọt trong khoảng 10 phút. Cuối cùng, rửa lại ruột gối bằng nước sạch và bóp cho đến khi gối ra hết nước. 

3. Giày thể thao, giày da

Có một số đôi giày thể thao có thể được giặt trong máy nhưng chúng sẽ bị co lại hoặc bị làm giảm một số đặc tính ban đầu. Bên cạnh đó, giày da cũng không nên được giặt trong máy bởi máy giặt sẽ làm bong tróc hay hỏng phần da. 

Với các loại giày nói chung, bạn nên thực hiện giặt bằng tay để đảm bảo giày được bền tốt. Với giày thể thao, bạn có thể dùng bàn chải cầm tay để cọ giày và để khô tự nhiên ngoài không khí. 

Nếu bạn không có thời gian để tự giặt thì nên kiểm tra nhãn mác xem loại giày bạn sử dụng có thể giặt trong máy giặt hay không. Nếu có thể, bạn nên tháo đế lót, dây giày và không giặt giày cùng các loại quần áo. Đối với giày da, bạn chỉ nên sử dụng các loại kem, xi đánh giày chuyên dụng hoặc dùng bàn chải phủi bụi để làm sạch.   

4. Quần áo chưa kéo khóa 

Trang phục có khóa kéo có thể được giặt trong máy với điều kiện là bạn phải khóa lại trước khi cho vào máy giặt. Có một số loại khóa kéo được làm bằng kim loại có thể khiến lồng máy giặt bị xước trong quá trình quay. Hơn nữa, có nhiều trường hợp khóa kéo có thể bị bung ra và kẹt lại trong máy giặt, dẫn đến các vấn đề như máy giặt kêu to, chu trình giặt bị gián đoạn… Nếu bạn không muốn phải sửa máy giặt trong các trường hợp đó, hãy kéo khóa lên trước khi bắt đầu chu trình giặt quần áo.    

5. Đồ bơi

Trên nhãn mác của đồ bơi thường có chú thích có thể giặt bằng máy nhưng tốt hơn hết bạn nên giặt bằng tay nếu muốn đồ bơi được bền lâu. Chất liệu may đồ bơi được thiết kế để tiếp xúc với nước nhưng nước trong máy giặt không phải điều kiện lý tưởng cho chất liệu này. Tác động của máy giặt có thể làm hỏng dây đai hoặc cấu trúc bên trong đồ bơi và khiến chúng bị giãn hoặc mất hình dáng ban đầu. 

Cho dù được làm từ chất liệu nylon hay spandex, đồ bơi cũng có thể dễ dàng vướng vào các vật dụng khác trong lồng máy như khóa kéo hoặc móc cài. Vì vậy, để tránh hư hỏng đồ bơi, bạn chỉ nên giặt nhẹ nhàng bằng tay. 

6. Quần áo dính vết bẩn dễ gây cháy 

Các vết bẩn dễ gây cháy bao gồm dầu ăn, xăng, rượu, dầu động cơ hoặc bất cứ thứ gì có thể bắt lửa. Quần áo bị dính các chất này không nên được giặt trong máy hay sấy bằng máy sấy bởi chúng có thể bắt lửa và gây cháy trong quá trình giặt, sấy. 

Thay vào đó, bạn có thể hỏi chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm về loại chất tẩy rửa nên được sử dụng và ngâm trong dung dịch đó vài phút trước khi giặt bằng tay với nước nóng. Phơi khô quần áo dưới nhiệt độ thích hợp, không sử dụng máy sấy.

7. Quần áo có phụ kiện đi kèm hoặc viền ren

Trang phục có kim tuyến đính bên ngoài có khả năng cao sẽ bị hỏng khi cho vào máy giặt. Ngay cả khi bạn lộn quần áo từ trong ra ngoài, vẫn có nhiều sợi chỉ hoặc phụ kiện của trang phục có thể bị kéo hoặc kẹt trong lồng giặt. 

Với các phụ kiện trang trí được dán lên bằng keo hay các chất kết dính khác, nhiệt độ cao trong máy giặt sẽ làm chảy chất kết dính khiến chúng bị rơi ra, làm hư hỏng máy giặt và bạn có thể sẽ phải gọi các chuyên viên sửa máy giặt tại nhà đến hỗ trợ sửa chữa. 

Tương tự với quần áo có viền ren. Ren thường rất mỏng manh và dễ bị rách khi tiếp xúc với các vật dụng khác. 

Bạn nên đọc kỹ và tuân thủ theo cách giặt và bảo quản trang phục với những loại quần áo này hoặc mang đến tiệm giặt khô nếu cần thiết. 

Không nên cho trang phục có viền ren, phụ kiện vào máy giặt
Không nên cho trang phục có viền ren, phụ kiện vào máy giặt

8. Đồ nặng

Không phải loại máy giặt nào cũng thích hợp để giặt quần áo chung với chăn, ga, gối hay đồ nặng khác bởi lượng đồ lớn chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới chu trình vắt của máy. Nếu lượng đồ không được cân bằng và bị quá tải, máy giặt sẽ rất nhanh bị hỏng. Biểu hiện của việc máy giặt bị quá tải là gây ra tiếng ồn lớn và rung lắc mạnh hoặc sẽ tự động kết thúc khi chưa hoàn thành xong chu trình giặt. 

Để khắc phục vấn đề này, bạn nên tìm hiểu về trọng lượng tối đa mà máy giặt của bạn có thể xử lý để ước lượng về lượng quần áo phù hợp cho vào trong máy. Nếu lượng quần áo quá lớn, hãy chia chúng thành nhiều lần giặt khác nhau. Với chăn, ga, gối, bạn nên đem chúng ra tiệm giặt ủi bởi họ có các loại máy giặt chuyên dụng để xử lý lượng quần áo và đồ đạc lớn.

9. Cà vạt  

Cà vạt thường được làm từ lụa hoặc len, do đó, nếu bạn cho vào máy giặt giặt, cà vạt có thể bị co lại, rách hoặc biến dạng. Cà vạt không cần thiết phải được vệ sinh thường xuyên, trừ trường hợp bị đổ nước lên hoặc bị bẩn do các lý do khác nhau. Nếu cần thiết phải giặt, bạn nên giặt cà vạt bằng tay hoặc mang chúng đi giặt khô để giữ cho cà vạt được bền lâu. Bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu nhưng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để biết loại chất tẩy rửa và liều lượng nào là phù hợp nhất. 

10. Vật dụng bằng kim loại

Vật dụng kim loại như chìa khóa, kẹp tóc, đồng xu… thường hay bị bỏ quên trong túi quần, túi áo. Nếu máy giặt của bạn có tiếng động lạ hoặc rung lắc mạnh hơn bình thường thì nguyên nhân có thể đến từ những vật kim loại bạn quên bỏ ra trước khi cho quần áo vào máy giặt. 

Tùy thuộc vào kích thước và độ sắc, nhọn của vật dụng, chúng có thể gây hư hỏng máy giặt với các mức độ khác nhau. Những vật có kích thước lớn như chìa khóa chắc chắn sẽ làm xước lồng giặt. Trong khi những vật nhỏ có thể bị kẹt vào các khe trong lồng giặt, gây chập điện hoặc cháy động cơ và gần như không thể tự sửa chữa máy giặt tại nhà. Kể cả khi bạn liên hệ tới trung tâm sửa máy giặt tại Hà Nội, có những vấn đề rất khó để xử lý và bạn có thể sẽ phải mua máy giặt mới. 

Để không phải mất thêm các khoản chi phí sửa chữa hay thay mới, hãy đảm bảo lấy tất cả những gì trong túi quần, túi áo ra ngoài trước khi cho vào máy giặt. Nếu phát hiện máy giặt có hiện tượng khác thường, hãy tạm dừng chu trình giặt và kiểm tra bên trong quần áo và lồng giặt ngay lập tức.

Tham khảo từ: tomsguide.comsouthernliving.com

5/5 (1 bầu chọn)  

Điều hành kỹ thuật

0936.54.58.58 (Gặp anh Hải) ​

Mạng lưới các cơ sở

  • 16 Cát Linh: 0337 800 116
  • 178 Nguyễn Hoàng Tôn: 0968 999 237
  • Số 7 Quang Trung (Hà Đông): 0903 286 007
  • 260 Cầu Giấy: 0898 575 988
  • 16 Lý Nam Đế: 0357 338 116
  • 178 Tây Sơn 0904 700 116
  • 124 Âu Cơ: 0903 286 007
  • 14 Hoàng Quốc Việt: 0936 271 696
  • CT2 Mỹ Đình: 0896 441 222
  • CT3 Linh Đàm: 0904 653 696
  • 268 Đường Láng: 0936 042 368
  • 29 Lạc Trung: 0926 119 388
  • 364 Giải Phóng: 0904 655 116
  • K9 Bách Khoa: 0936 545 858
  • 477 Nguyễn Trãi: 036 3291 790
  • 110 Trần Duy Hưng: 0903 286 007
  • 38 Hai Bà Trưng: 0926 119 388