Tác dụng của bộ phận làm nóng (thanh nhiệt) là sinh nhiệt để quay và làm chín thức ăn. Bộ phận làm nóng có thể bị rỉ sét, gãy do thức ăn hoặc do chất lượng kém dẫn đến lò nướng không thể hoạt động được.
Thông thường, lò nướng có tối đa ba bộ phận làm nóng. Hầu hết các lò nướng đều có bộ phận nướng phía dưới và phía trên. Một số có bộ phận đối lưu thứ ba nằm phía sau khoang lò. Bộ phận nướng phía dưới là bộ phận được thay thế phổ biến nhất vì nó được sử dụng nhiều nhất.
Các bộ phận làm nóng của lò nướng thường có giá thành không quá đắt đỏ và có sẵn dễ dàng tìm kiếm tại các cơ sở bán, sửa lò nướng hoặc ngay tại cơ sở cung cấp thiết bị. Điều quan trọng là bạn phải tìm được bộ phận làm nóng phù hợp với loại lò nướng bạn đang sử dụng.
Sau khi đã mua được bộ phận làm nóng phù hợp, bạn sẽ cần chuẩn bị một số dụng cụ như: Tua vít, kìm, găng tay, đồng hồ vạn năng, nhiệt kế lò nướng và tất nhiên là bộ phận làm nóng thay thế. Việc thay thế bộ phận làm nóng của lò nướng thường khá đơn giản và nhanh chóng nên bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà theo các bước sau:
Bước 1: Ngắt kết nối nguồn điện
Nếu lò nướng có công tắc tắt nguồn, hãy tắt nguồn hoặc rút phích cắm thiết bị. Tắt cầu giao kết nối với nguồn điện ở vị trí đặt thiết bị. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn có thể kiểm tra xem lò nướng có bật khi bạn nhấn các nút khởi động hay không.
Bước 2: Chuẩn bị lò nướng
Mặc dù không hoàn toàn cần thiết nhưng bạn vẫn nên đeo găng tay khi thay thế, sửa lò nướng bởi đôi khi thiết bị sẽ có những mảnh kim loại nhỏ, khó nhận biết và chúng hoàn toàn có thể đâm vào da bạn.
Tiếp theo bạn cần tháo cửa lò. Nếu bạn có thể thay thế bộ phận làm nóng trong lò mà không cần làm như vậy thì bạn không cần thực hiện thêm bước này. Việc tháo cửa lò nướng sẽ giúp bạn thực hiện thay thế, sửa lò nướng dễ dàng hơn.
Tùy vào từng loại lò nướng bạn sử dụng sẽ có cách tháo cửa khác nhau. Bạn có thể tham khảo trong sách hướng dẫn sử dụng để thực hiện nhanh chóng mà không gây hỏng cửa.
Sau khi đã tháo gỡ được cửa, hãy kéo tất cả các giá đỡ bên trong ra khỏi lò. Bạn nên làm sạch lò và các giá đỡ nếu nhận thấy chúng bị bẩn hoặc bốc mùi khó chịu. Bạn có thể làm sạch bằng bọt biển hoặc khăn mềm với dung dịch tẩy rửa, tránh sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh bởi như vậy sẽ rất dễ gây hỏng hóc.
Trong quá trình vệ sinh hoặc tháo gỡ các bộ phận, nếu phát hiện có bộ phận bị hỏng thì bạn nên cân nhắc liên hệ đến các cơ sở sửa lò nướng để được tư vấn hỗ trợ.
Bước 3: Tháo bộ phận làm nóng
Ở bước này, bạn sẽ cần xác định vị trí gắn bộ phận làm nóng. Thông thường, nó nằm ở thân chính, phía trên hoặc phía dưới lò, tùy thuộc vào loại lò nướng bạn sử dụng.
Sau khi đã xác định được vị trí của bộ phận làm nóng, sử dụng tua vít và tháo các vít, kéo thanh ra ngoài sau khi chúng được tháo ra. Tháo các đầu nối thuổng bằng kìm hoặc bằng tay, sau đó chỉ cần kéo bộ phận làm nóng ra khỏi lò. Đảm bảo chỉ kéo các đầu nối hình thuổng kim loại chứ không kéo dây.
Bước 4: Thay thế bộ phận làm nóng
Việc bạn cần làm bây giờ là quay ngược lại các bước vừa thực hiện, lần lượt như sau:
- Lắp các đầu nối thuổng vào các đầu dò của bộ phận làm nóng mới. Bạn có thể cần dùng kìm để kẹp thuổng lại, đảm bảo chúng vừa khít và chắc chắn nhất.
- Ấn nhẹ bộ phận làm nóng cho đến khi nó trở lại khoang lò.
- Vặn chặt lại hai ốc vít để giữ nó chắc chắn.
Bước 5: Lắp lại cửa
Bước này sẽ chỉ cần thiết nếu bạn gỡ cửa lò ngay từ đầu. Nếu không bạn sẽ chỉ cần lắp đặt lại các giá đỡ về vị trí ban đầu.
- Giữ tay nắm cửa lò và tựa cửa vào chân bạn khi bạn cẩn thận đặt bản lề lò trở lại khoang lò.
- Đưa cửa lò xuống một góc phẳng 90 độ, vuông góc với lò. Duy trì áp lực hướng vào trong bản lề khi bạn xoay cửa xuống.
- Di chuyển các chốt về phía lò nướng và hạ xuống hết mức.
- Bạn có thể kiểm tra cửa lò đã được lắp đúng cách bằng cách đóng cửa xem đã vừa khít hay chưa. Nếu cảm thấy cửa đóng không khớp hay khó khăn, hãy lặp lại quá trình lắp đặt cho đến khi đóng được một cách trơn tru.
Bước 6: Kiểm tra lò nướng
Trước hết, bạn cần mở cầu dao. Sau khi đảm bảo đã có điện trong phòng, hãy cắm lại phích cắm và bật lò nướng. Bộ phận làm nóng hoạt động tốt sẽ có màu đỏ và tỏa nhiệt.
Trên đây là các bước thay thế bộ phận làm nóng cho lò nướng trong gia đình. Việc sửa lò nướng này tương đối nhanh chóng và có thể tự thực hiện.
Tuy nhiên nếu bạn không có kinh nghiệm sử dụng các dụng cụ sửa chữa hay không hiểu rõ về cấu tạo của lò nướng thì phương án tối ưu nhất là bạn nên liên hệ tới các thợ sửa lò nướng để nhận được sự hỗ trợ. Bạn chắc chắn phải bỏ ra thêm một khoản chi phí nhất định nhưng sẽ an toàn hơn việc tự thực hiện rất nhiều.
Nếu bạn không biết nên tìm kiếm các cơ sở sửa lò nướng uy tín ở đâu thì có thể liên hệ đến hotline của Sửa Máy Giặt Bách Khoa. Với 15 năm trong nghề, Sửa Máy Giặt Bách Khoa sẽ nhiệt tình hỗ trợ, tư vấn và sửa chữa các vấn đề bạn đang gặp phải với lò nướng.
Ngoài ra, Sửa Máy Giặt Bách Khoa còn cung cấp dịch vụ sửa lò nướng bánh mỳ, lò nướng bánh pizza cũng như có chuyên môn trong sửa máy giặt với các hãng như Electrolux, Toshiba, Sanyo và sửa máy giặt LG…
Tham khảo từ: familyhandyman.com và angi.com