1. Chọn chương trình giặt không phù hợp
Một trong những nguyên nhân chính gây hư hỏng quần áo khi sử dụng máy giặt là do lựa chọn chế độ giặt không phù hợp với loại đồ giặt. Việc hư hỏng quần áo thường diễn ra khi máy giặt bước vào chế độ vắt bởi ở chế độ này, tốc độ xoay sẽ khác nhau giữa các chương trình giặt.
Đồ giặt bị xoay với tốc độ nhanh và cọ xát vào nhau sẽ khiến chúng dễ bị hư hỏng, đặc biệt là với các loại vải mỏng, chất liệu kém chất lượng hoặc quần áo có phụ kiện đi kèm. Chính vì lý do này mà nhiều loại quần áo yêu cầu người dùng phải giặt tay mà không được sử dụng máy giặt.
Bạn nên tìm hiểu kỹ về tính chất của từng chương trình có sẵn trên máy giặt trong hướng dẫn sử dụng để có thể lựa chọn chương trình phù hợp với loại quần áo bạn muốn xử lý. Bạn có thể tham khảo chu trình vắt với một số loại đồ cụ thể:
- Vải cotton: Quay tối đa 600 vòng/phút
- Khăn trải giường và khăn tắm: Tốc độ quay tối đa 1.400 vòng/phút
- Quần jean: Tốc độ quay tối đa 900 vòng/phút
- Đồ mềm và lụa: Tốc độ quay tối đa 400 vòng/phút
2. Không phân loại đồ giặt
Không phải mọi loại quần áo đều có thể bỏ vào trong máy giặt cùng một lúc. Mỗi loại đồ giặt sẽ có yêu cầu về chế độ, mực nước và lượng chất tẩy rửa khác nhau. Việc để lẫn mọi đồ giặt vào với nhau không chỉ khiến quần áo bị hư hỏng mà còn có thể phát sinh các vấn đề khác.
Ví dụ, nếu bạn giặt áo trắng chung với các loại quần áo màu khác có thể khiến áo trắng bị dính màu và rất khó để tẩy hay các loại khăn tắm, khăn mặt không nên được giặt chung với quần áo.
3. Máy giặt bị quá tải
Nhiều người dùng có thể xem nhẹ việc máy giặt bị quá tải nhưng đây lại là nguyên nhân khiến máy giặt gặp sự cố và trong một số trường hợp bạn có thể phải gọi thợ sửa máy giặt đến để hỗ trợ.
Việc nhồi nhét quá nhiều đồ giặt vào máy có thể ngăn cản nước ngấm sâu vào quần áo, cản trở quá trình giặt và khiến quần áo cọ xát quá mức. Điều này có thể làm vải bị giãn, vón lại hoặc quần áo có thể bị vướng vào nhau, dẫn đến bị rách, thủng lỗ hoặc các vấn đề khác. Với các loại quần áo cứng thì có thể bị nhăn và rất khó để trở lại hình dáng ban đầu.
Nếu bạn không muốn phải sửa máy giặt vì bị quá tải thì hãy chia quần áo thành nhiều đợt giặt nếu thấy lượng quần áo quá đầy. Điều này vừa giúp bạn tránh việc máy giặt báo lỗi vừa giúp quần áo được giặt sạch sẽ hơn. Bạn có thể tìm hiểu về trọng tải của máy giặt trong hướng dẫn sử dụng.
4. Các cạnh sắc hoặc bề mặt nhọn trong lồng máy giặt
Trường hợp này ít xảy ra với máy giặt mới mua nhưng với các loại máy giặt đã được sử dụng nhiều năm, lồng máy có thể không còn được bằng phẳng. Các cạnh sắc hoặc bề mặt gồ ghề trong máy giặt do lồng máy giặt bị hỏng, có thể làm vướng hoặc rách quần áo trong chu trình giặt.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên kiểm tra bên trong máy thường xuyên để kịp thời phát hiện vấn đề và khắc phục để tránh làm kẹt, rách quần áo.
Nếu bạn phát hiện ra lồng giặt có vấn đề nhưng gặp khó khăn trong việc xác định và sửa chữa, bạn có thể cân nhắc liên hệ tới trung tâm sửa máy giặt tại Hà Nội để họ đến kiểm tra thiết bị và sửa máy giặt.
5. Nhiệt độ nước không phù hợp hoặc sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa
Sử dụng nhiệt độ nước không phù hợp hoặc các loại nước giặt, bột giặt có tính tẩy mạnh cũng có thể gây hại cho vải. Nước quá nóng có thể làm co hoặc phai màu một số chất liệu, trong khi nước quá lạnh có thể không loại bỏ vết bẩn một cách hiệu quả.
Tương tự, sử dụng quá nhiều bột giặt, thuốc tẩy hoặc nước xả vải có thể để lại cặn trên quần áo, dẫn đến bạc màu, khô cứng vải hoặc thậm chí là bỏng hóa chất.
Tùy vào loại máy giặt bạn đang sử dụng mà bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn loại chất tẩy rửa phù hợp. Bạn cũng nên mua các loại chính hãng tại các cơ sở uy tín để không gây hư hại cho máy giặt.
6. Linh kiện máy giặt bị trục trặc hoặc cũ, hư mòn
Máy giặt bao gồm nhiều bộ phận khác nhau như dây đai, vòng bi, máy bơm và vòng đệm… Mọi bộ phận có điểm chung là đều có thể bị mòn theo thời gian hoặc do không được vệ sinh đúng cách.
Khi linh kiện máy giặt gặp trục trặc sẽ dẫn đến nhiều sự cố cho thiết bị như máy không hoạt động, dừng chu trình đột ngột, rung quá mức, rò rỉ hoặc không thể thoát nước. Những sự cố này có thể làm hỏng quần áo một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào linh kiện bị hư hỏng và vấn đề máy giặt gặp phải.
Nếu bạn không nhanh chóng sửa máy giặt tại nhà, sự cố có thể trở nên nghiêm trọng hơn việc chỉ có quần áo bị hư hỏng. Các vấn đề về linh kiện có thể làm giảm tuổi thọ thiết bị và nếu không thể sửa máy giặt, bạn sẽ phải thay máy giặt mới.
Không phải linh kiện nào của máy giặt cũng có thể tự thay thế tại nhà. Nếu máy giặt bị hư hỏng các linh kiện khó xử lý như dây đai, bo mạch, IC nguồn…, bạn nên gọi người dạy nghề điện lạnh có kiến thức chuyên môn hoặc các chuyên viên sửa máy giặt đến hỗ trợ.
Hiểu được các nguyên nhân khiến quần áo trong máy giặt bị hư hỏng sẽ giúp người dùng chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ và tránh những rủi ro đó. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật giặt phù hợp, sử dụng nhiệt độ nước vừa phải và đúng loại chất tẩy rửa cũng như bảo dưỡng máy giặt định kỳ, bạn vừa có thể giặt sạch quần áo, vừa giúp tăng tuổi thọ sử dụng của thiết bị.
Tham khảo từ: thespruce.com và digi2l.in