
Theo các nhà cung cấp, đây là dòng sản phẩm khá phù hợp với những gia đình có kinh tế trung bình, bởi giá cả của mặt hàng này thường chỉ dao động trong khoảng 4 - 5 triệu. Đặc biệt, thích hợp với những gia đình có không gian hẹp.
Ngoài ra, theo các nhà cung cấp, dòng máy giặt lồng đứng có khá nhiều chương trình giặt, do đó có thể đáp ứng đủ những nhu cầu giặt cần thiết của hầu hết các gia đình. Điển hình như: chế độ giặt, ngâm, vắt, không vắt, thay đổi mực nước, thay đổi thời gian hành trình giặt dài hay ngắn. Ngoài ra, loại sản phẩm này còn có thể điều chỉnh và đặt được mức nước theo trọng lượng đồ giặt.
Ưu điểm lớn nhất của máy giặt lồng đứng là dễ sử dụng, không tốn điện so với loại máy giặt lồng ngang. Đặc biệt, loại sản phẩm này giặt an toàn các loại quần áo nhẹ, mỏng với chế độ giặt đồ mềm. Tuổi thọ thường gấp đôi so với máy giặt lồng ngang, nếu cùng tần suất sử dụng. Dễ thay thế sửa chữa hơn so với loại máy giặt lồng ngang.
Về nhược điểm: Đối với máy giặt lồng đứng khi cho đồ giặt thường bị xoắn chặt, dễ bị cào xước. Cùng với đó, khi làm việc thường có độ ổn và độ rung cao. Sau một thời gian hoạt động, dây curoa của động cơ điện thường hay bị chùng, dão, gây ra tốn điện. Người sử dụng cần phải chủ ý căn chỉnh lại dây curoa hoặc thay dây mới khi có hiện tượng này.
Một nhược điểm có thể nhận thấy ở dòng máy giặt lồng đứng, đó là sau một vài năm hoạt động, máy hay bị hỏng van cao su đóng (mở) và lỗ xả nước bẩn, dẫn đến rò rỉ nước ra ngoài sàn đặt máy. Vì vậy, phải thay mới van cao su và vệ sinh lỗ xả nước.
Nguồn sưu tầm