1. Vệ sinh máy giặt
Một chiếc máy giặt sạch sẽ không chỉ giúp quần áo của bạn sạch hơn mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Hãy thường xuyên làm sạch máy giặt của bạn một cách kỹ lưỡng bằng cách rửa sạch cặn xà phòng và chất tích tụ bằng cách cho chất tẩy rửa máy giặt hoặc dung dịch nước nóng, giấm và muối nở vào máy khi chạy một chương trình giặt mà không cho quần áo vào. Hoặc nếu máy giặt của bạn có "Chương trình làm sạch lồng giặt", hãy chạy chương trình này mỗi tháng một lần hoặc sau mỗi 30 lần giặt. Điều này sẽ giúp loại bỏ cặn xà phòng còn sót lại và các tích tụ khác sau khi giặt.
2. Bỏ quần áo ướt ra khỏi máy
Để quần áo ướt trong máy giặt không chỉ có hại cho quần áo mà còn tác động không tốt đến chính thiết bị. Để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc bên trong máy giặt, bạn hãy bỏ quần áo ướt ra khỏi lồng giặt càng sớm càng tốt sau khi chu kỳ giặt kết thúc.
Lưu ý: Nếu bạn có một chiếc máy giặt hiện đại, bạn có thể thử kiểm tra xem nhà sản xuất có cung cấp ứng dụng phối hợp thông báo cho bạn khi chu trình giặt đã hoàn tất hay không, vị dụ như ứng dụng ThinQ của LG.
3. Kiểm tra các túi trên quần áo trước khi cho vào máy giặt
Bạn cần phải kiểm tra các túi trên quần áo trước khi cho chúng vào máy giặt. Nếu bạn bỏ qua bước này, các vật dụng bạn bỏ quên trong túi áo, túi quần có thể gây hại tới máy giặt. Một chuyên gia cho biết: “Các vật dụng bằng kim loại như tiền xu và chìa khóa có thể làm hỏng lồng giặt của máy giặt, vì vậy người sử dụng hãy kiểm tra túi trước khi cho đồ vào máy”.
Nếu bạn vô tình quên đồ trong túi, hãy tháo bộ lọc bơm xả trên máy giặt cửa trước, bộ lọc này được thiết kế để hứng những vật dụng này.
4. Không nên sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa
Sử dụng nhiều chất tẩy rửa hơn không thực sự làm cho quần áo của bạn sạch hơn. Bên cạnh việc để lại cặn xà phòng trên quần áo của bạn, các chuyên gia còn chỉ ra rằng: cho quá nhiều chất tẩy rửa có thể tạo ra mùi khó chịu trong máy giặt của bạn.
Ngoài ra, cho nhiều chất rửa hơn mức cần thiết cũng khiến máy giặt hoạt động lâu hơn và phải sử dụng các chu trình xả bổ sung để loại bỏ xà phòng.
5. Thay thế các ống nước
Bạn cần thường xuyên kiểm tra các ống mềm xem ống có bị phồng, nứt, sờn và rò rỉ ở các đầu và thân ống hay không. Hãy thay ống mềm nếu phát hiện có vấn đề hoặc sau mỗi ba đến năm năm để đảm bảo hiệu quả hoạt động của máy giặt. Bạn có thể tự thay phần ống mềm này bằng cách tìm hiểu bản hướng dẫn của máy giặt hoặc tra trên Internet, hoặc có thể liên hệ tới các trung tâm sửa chữa máy giặt tại nhà để có phương án thực hiện tốt nhất.
6. Vị trí đặt máy
Vị trí đặt máy cần đảm bảo cách tường một khoảng ít nhất là 10cm, giữ khoảng trống hợp lý để đảm bảo thông thoáng và tránh tình trạng ẩm mốc. Đồng thời, việc để khoảng trống giữa máy và các bức tường sẽ tạo không gian cho các bộ phận được lắp đặt ngoài như các đường ống, khoảng trống vừa đủ sẽ giúp ống không bị xoắn trong quá trình lắp đặt, sử dụng và sửa chữa máy giặt tại nhà.
7. Làm sạch bộ lọc xơ vải
Tùy thuộc vào loại máy giặt bạn đang sử dụng, bộ lọc xơ vải có thể được đặt trong ống khuấy - cột giữa của hầu hết các máy, hoặc đặt gần phía trên cùng của lồng giặt. Việc giữ bộ lọc này sạch sẽ sẽ giúp máy giặt của bạn hoạt động hiệu quả hơn, tránh tình trạng tắc hoặc sót xơ vải bám trên quần áo sau khi giặt.
8. Không nên sử dụng quá tải máy
Trước khi bắt đầu một chu trình giặt, bạn nên chọn lượng nước thích hợp với lượng đồ cần giặt, đồng thời cân nhắc khối lượng đồ giặt hợp lý. Nếu bạn có một lượng lớn đồ cần giặt, bạn nên chia nhỏ ra một số lần giặt sao cho phù hợp với khối lượng tải của máy. Thường xuyên khiến máy giặt phải hoạt động quá tải sẽ gây ra những lỗi và trục trặc phức tạp và khó để bạn có thể sửa chữa máy giặt tại nhà.
9. Đặt máy giặt chắc chắn
Việc máy giặt làm rung sàn và tường phòng giặt của bạn là điều bất thường. Nếu máy giặt của bạn không được đặt bằng phẳng, với cả bốn chân trên sàn, máy có thể lắc qua lắc lại và rung lắc mạnh khi vận hành. Bạn nên giữ máy giặt càng gần mặt sàn càng tốt, máy càng đặt gần sàn thì càng ít rung. Chân trước của máy giặt có thể điều chỉnh bằng đai ốc khóa, bạn có thể điều chỉnh các chân máy ở độ cao mong muốn và siết chặt đai ốc khóa vào thân máy để các chân không thể xoay chuyển. Một số mẫu máy cũng có chân điều chỉnh ở phía sau khi đó bạn chỉ cần thực hiện theo quy trình tương tự để điều chỉnh chúng.
10. Lắp đặt thiết bị chống tràn nước
Trong trường hợp ống cấp nước của máy giặt của bạn bị vỡ hoặc công tắc mực nước gặp trục trặc, nước từ máy giặt sẽ chảy ra ngoài. Để phòng ngừa rủi ro trên, bạn có thể sử dụng một trong thiết bị sau:
Hệ thống ngắt nước: Hệ thống này giúp ngăn ngừa các hư hỏng do tràn nước bằng cách tự động ngắt dòng nước khi phát hiện sự cố.
Khay chống tràn máy giặt: Đối với những chỗ rò rỉ và nhỏ giọt nhỏ hơn, bạn có thể lắp đặt khay nhựa này nằm gọn bên dưới máy giặt và sẽ bảo vệ sàn nhà khỏi bị hư hại do nước tràn và rò rỉ.
Việc lắp đặt thêm hai thiết bị này có thể phức tạp hoặc đơn giản tuỳ vào từng dòng máy. Vậy nên, để có phương pháp bảo vệ máy giặt tốt nhất, bạn nên liên hệ tới các trung tâm sửa chữa máy giặt tại Hà Nội để được hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện sửa chữa máy giặt tại nhà hiệu quả nhất.
Lược dịch từ statefarm.com và realsimple.com