1. Cần vệ sinh máy giặt thường xuyên:
Người tiêu dùng đang phụ thuộc vào bột giặt, ngỡ rằng nó sẽ loại bỏ hết đất bẩn và vi khuẩn. Nhưng trừ khi bạn sử dụng chất tẩy trắng hay nước cực nóng, còn trong các trường hợp khác vi khuẩn sẽ không chết. Chúng ở lại trong máy giặt.
Quần áo bẩn của bạn thậm chí còn bẩn hơn sau khi đã chạy qua máy giặt. Đó là vì trong máy chứa vô vàn tạp khuẩn sẽ bám vào vải.
Vì vậy, cứ khoảng 3 tháng một lần, bạn nên định kỳ làm sạch lồng giặt bằng chất tẩy và nước mà không có quần áo bên trong (máy chạy không quần áo). Ngoài ra, hãy để quần áo bạn khô dưới nắng mặt trời, vì ánh nắng giúp diệt khuẩn hiệu quả nhất.
2. Sử dụng lượng xà phòng giặt vừa đủ :
Nhiều người tin rằng quần áo dơ bẩn nếu sử dụng nhiều chất tẩy rửa sẽ làm sạch hiệu quả hơn. Nhưng đây là quan niệm sai lầm vì quá nhiều sút sẽ gây nhớt và không thể giặt sạch hóa chất này một cách triệt để.
Tuy nhiên nếu lượng nước không đúng hay thời gian xả nước không đủ (nhất là với những người tiết kiệm nước và thời gian bằng nước xả vải "một lần xả") sẽ dẫn đến quần áo thường còn sót lại hóa chất. Hầu hết các chất tẩy rửa là các hợp chất alkyl benzen không chỉ gây kích ứng cho da mà còn ảnh hưởng đến chức năng gan.
3. Phân loại quần áo khi giặt:
Cứ sau 5 tháng sử dụng, lượng vi khuẩn, nấm mốc trong máy giặt sẽ tăng vọt. Các bào tử nấm mốc lan tỏa khắp lồng máy giặt theo chuyển động của nước. Một số loại nấm thậm chí vẫn sống sót dưới ánh nắng mặt trời.
Vì vậy, thói quen bỏ lẫn cả đồ lót và đồ dài vào máy giặt như của một số người nhằm tiết kiệm thời gian cũng như lượng nước dùng sẽ khiến quần áo dễ bị ô nhiễm chéo và có hại sức khỏe.
Bạn nên để máy giặt tại nơi khô ráo, phân loại đồ lót và quần áo mặc ngoài để giặt riêng. Mỗi lần giặt xong, nên mở nắp máy giặt để thông gió trong vài giờ, giúp máy không bị ẩm ướt. Quần áo giặt xong nên phơi ngay, không “tích trữ” lâu trong khoang máy.
Nếu cẩn thận hơn, bạn nên giặt tay đồ lót và đồ trẻ em rồi mới cho vào máy giặt và giặt riêng hai loại quần áo này với các quần áo của người lớn khác để đảm bảo sạch sẽ, không bị nhiễm chéo vi khuẩn.
4. Sử dụng an toàn các phím điều khiển:
Bạn nên bấm chọn chương trình giặt hay các chế độ giặt một cách cẩn thận, không để nước dính vào bộ phận điều khiển vì có thể lâu dài dễ gây chập cháy mạch điện bên trong.
Thao tác bấm cũng nên từ từ để máy báo hiệu đã nhận được lệnh, tránh tình trạng bấm quá nhanh khiến máy bị treo hoặc các lệnh chồng chéo dễ gây báo lỗi và hỏng hóc.
Khi cho đồ vào máy giặt cần đóng nắp lại cẩn thận, không mở nắp khi đang giặt (đối với máy cửa đứng) để tránh nguy hiểm và kẹt đồ vì máy ngừng đột ngột dễ gẫy các chi tiết máy bên trong, giảm tuổi thọ của máy giặt.
Sưu tầm
Mời bạn tham khảo các dịch vụ vệ sinh, bảo dưỡng, sửa chữa máy giặt của chúng tôi hoặc gọi điện thoại để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp:
Tư vấn kỹ thuật:
04.3.915.72.80 | 0936.54.58.58