Nguyên nhân gây mùi khét khi máy giặt hoạt động
Mùi khét xuất hiện khi máy giặt hoạt động có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng điểm chung cho thấy đây là dấu hiệu cảnh báo máy đang gặp sự cố.
1. Động cơ bị quá nhiệt
Điều này thường xảy ra khi máy đang hoạt động quá tải về cả tần suất lẫn khối lượng giặt như bị cho quá nhiều quần áo hoặc các vật dụng không thích hợp như chăn, nệm lớn. Khi động cơ hoạt động quá mức, nhiệt độ của các bộ phận bên trong động cơ tăng cao, gây ra mùi khét đặc trưng do dây điện và cuộn dây trong động cơ bị cháy.
2. Dây curoa bị mài mòn
Bộ phận này có vai trò truyền động lực giữa động cơ và lồng giặt. Sau một thời gian sử dụng, dây curoa có thể bị mài mòn, đứt hoặc bị kéo căng quá mức nên tạo ra nhiệt và gây mùi khét. Nếu tình trạng này kéo dài, ma sát phát sinh ra từ dây curoa có thể làm giảm hiệu suất hoạt động của máy giặt và gây tổn hại cho các bộ phận liên quan.
3. Hệ thống bơm gặp vấn đề
Máy bơm giúp đưa lượng nước cần thiết vào trong máy giặt và xả nước thải ra bên ngoài. Khi máy bơm bị tắc rác thải, vải vụn hoặc cặn bẩn thì sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động khiến động cơ bơm phải làm việc quá mức. Điều này khiến động cơ của máy bơm bị quá tải nhiệt độ và phát ra mùi khét.
4. Hệ thống điện bị chập hoặc hỏng
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến máy giặt có mùi khét khi hoạt động. Các mạch điện hoặc dây điện bị chập, hỏng hoặc bị lão hóa có thể gây ra tình trạng quá nhiệt, dẫn đến mùi khét. Bạn nên tiến hành kiểm tra hệ thống điện của máy giặt ngay lập tức khi ngửi thấy mùi khét để phòng tránh cháy nổ.
Hậu quả khi không xử lý mùi khét của máy giặt
Nếu bạn không xử lý kịp thời nguyên nhân khiến máy giặt có mùi khét khi hoạt động thì có thể khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều tình huống ngoài ý muốn.
1. Tăng nguy cơ cháy nổ
Hầu hết mùi khét đều do các bộ phận đang hoạt động quá tải và tạo ra lượng ma sát lớn. Khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, các bộ phận điện bị hỏng hoặc dây điện quá tải có thể phát sinh tia lửa hoặc nhiệt độ cao và tăng nguy cơ cháy nổ. Điều này có thể gây ra nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất, hỏng máy giặt hoàn toàn và sức khỏe của người dùng.
2. Tiềm ẩn mối nguy hại về sức khỏe
Khói từ các bộ phận điện cháy có thể chứa các hóa chất độc hại nên khi hít quá nhiều sẽ khiến bạn cảm thấy khó thở, đau đầu hoặc các vấn đề về hô hấp. Mùi khét kéo dài trong nhà có thể gây ra cảm giác khó chịu làm ảnh hưởng tới tâm lý của nhiều người.
3. Tăng chi phí sửa chữa
Việc để tình trạng này kéo dài có thể khiến các bộ phận trong máy giặt có thể bị hư hỏng nặng hơn so với ban đầu, làm tăng chi phí sửa chữa do phải thay toàn bộ linh kiện bị hỏng. Đồng thời sự cố này có thể lan rộng sang các bộ phận khác khiến chi phí sửa chữa tăng thêm do sự phức tạp và thời gian sửa.
Phòng ngừa tình trạng máy giặt có mùi khét
Để tránh tình trạng máy giặt phát ra mùi khét xảy ra, bạn có thể thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa để giúp máy hoạt động ổn định và tránh các sự cố nghiêm trọng.
1. Bảo dưỡng máy giặt định kỳ
- Làm sạch các bộ phận bên trong máy: Bạn nên tránh để bụi bẩn tích tụ trong các bộ phận như lồng giặt, bộ lọc, bơm nước… Do những bụi bẩn này có thể tắc nghẽn và khiến máy giặt hoạt động quá tải, dẫn đến mùi khét. Đồng thời, bạn cũng nên sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng để có thể làm sạch đúng cách.
- Kiểm tra dây curoa: Sau một khoảng thời gian, bạn nên kiểm tra định kỳ dây curoa và thay mới nếu thấy dấu hiệu hư hỏng hoặc mài mòn.
- Kiểm tra các bộ phận chuyển động: Nếu một trong những bộ phận này bị kẹt hoặc gặp phải sự cố sẽ khiến toàn bộ máy giặt gặp vấn đề.
2. Sử dụng đúng lượng chất tẩy rửa
Việc sử dụng quá nhiều xà phòng hoặc chất tẩy rửa có thể làm tích tụ một lượng lớn dung dịch trong lồng giặt và các bộ phận của máy. Chất tẩy rửa còn thừa không chỉ làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước mà còn có thể gây quá nhiệt khi máy hoạt động.
3. Tránh quá tải máy giặt
Mỗi máy giặt đều có một mức tải trọng tối đa nên bạn cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để giúp máy hoạt động hiệu quả và tránh gây hư hỏng. Việc cho quá nhiều quần áo vào máy giặt sẽ khiến mày hoạt động quá tải à gây ra mùi khét. Đồng thời bạn cũng không nên cho những vật dụng quá nặng như chăn, mền dày hoặc đồ vật có kích thước lớn hơn so với khoang giặt của máy. iệc giặt những vật dụng này sẽ làm máy phải hoạt động quá tải, gây ra ma sát quá mức và phát ra mùi khét.
4. Kiểm tra hệ thống điện và động cơ định kỳ
Việc bảo dưỡng máy giặt thường xuyên sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra sự cố và ngăn ngừa các vấn đề phát sinh trong tương lai. Đặc biệt là các hệ thống mạch điện và dây điện cần phải được kiểm tra định kỳ để tránh chập mạch hoặc hư hỏng và tạo ra mùi khét.
Để đảm bảo máy giặt không gặp phải các vấn đề nghiêm trọng, bạn nên liên hệ với dịch vụ sửa máy giặt tại nhà ngay lập tức khi phát hiện mùi khét trong quá trình sử dụng máy. Bằng cách kiểm tra, bạn có thể ngăn ngừa các sự cố phát sinh trong tương lai như chập điện, cháy nổ và làm giảm tuổi thọ của máy giặt.