Skip to content

Máy giặt bị rò điện: Nguyên nhân và cách xử lý

Nguyễn Kim Phú 01/02/20249 lượt đọc

Một trong những sự cố nguy hiểm khi sử dụng máy giặt là tình trạng máy giặt rò rỉ điện. Nếu bạn đang gặp phải trường hợp này, đừng tiếp tục sử dụng mà hãy tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu nhận biết máy giặt bị rò điện

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi máy giặt gia đình của bạn bị rò điện là bạn sẽ bị điện giật tê tê khi lấy quần áo từ trong lồng máy giặt sau khi máy hoàn thành chu trình giặt và đặc biệt là ngay cả khi chạm vào vỏ máy giặt.

Có thể ban đầu chỉ là điện giật tê nhẹ nhưng nếu bạn chủ quan và không sửa máy giặt kịp thời, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể gây tử vong.

Do đó, nếu cảm thấy máy giặt đã có dấu hiệu gây giật hãy ngay lập tức ngắt nguồn điện và tìm hiểu cách sửa máy giặt tại nhà hoặc liên hệ tới trung tâm sửa máy giặt tại Hà Nội để nhận được hỗ trợ.

Nguyên nhân khiến máy giặt bị rò điện

1. Dây cắm máy giặt không được nối tiếp đất hoặc bị đứt, hở

Thông thường, các vấn đề liên quan tới điện của máy giặt như máy giặt dừng đột ngột hay bị rò điện đều xuất phát từ dây cắm. Dây cắm máy giặt phải nối tiếp đất vì trong quá trình giặt, nước và bọt xà phòng có thể tràn ra ngoài lồng giặt và ngấm vào dây điện hoặc nếu máy giặt được đặt tại những nơi có độ ẩm cao như nhà vệ sinh, các động cơ điện và mạch điện bên trong máy giặt bị ẩm ướt dẫn đến tình trạng rò rỉ điện.

Nếu dây nguồn đã đảm bảo được nối tiếp đất thì vẫn có khả năng nguyên nhân máy rò rỉ điện đến từ dây điện bởi có trường hợp, dây cắm bị đứt, hở do bị động vật hoặc côn trùng cắn. Dây điện hở tiếp xúc với nước chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng rò rỉ điện nghiêm trọng.

2. Thanh nhiệt bị mòn, hư hỏng

Thanh nhiệt của máy giặt có nhiệm vụ làm nóng nước hoặc nóng không khí trong lồng giặt, giúp tăng hiệu quả làm sạch cho quần áo. Thanh nhiệt ở máy giặt rất ít khi bị hỏng, nhưng một khi đã bị hư hỏng như bị đứt, mòn, rỉ sét thì lớp cách điện để tránh tiếp xúc trực tiếp với nước sẽ không còn hiệu quả và tạo điều kiện cho dòng điện chạy qua nước và gây rò rỉ. 

3. Cắm phích nguồn không đúng chiều

Với nguồn điện 220V phổ biến hiện nay, ở một số khu vực sử dụng điện hai pha, có một pha, thường gọi là pha nguội, là dây tiếp đất sẵn. Người dùng sẽ ít để ý đến vấn đề này. Do đó, không ít trường hợp người dùng vô tình cắm phích điện không đúng chiều làm cho cực dẫn dòng điện bị rò. 

Phích cắm ngược chiều có thể gây rò rỉ điện ở máy giặt
Phích cắm ngược chiều có thể gây rò rỉ điện ở máy giặt

4. Vị trí đặt máy

Ở hầu hết gia đình, máy giặt thường để trong nhà vệ sinh vì sự thuận tiện. Tuy nhiên, nhà vệ sinh là môi trường có độ ẩm cao nên rất dễ gây ra sự cố cho thiết bị. Độ ẩm ở khu vực này có thể gây ẩm hệ thống mạch điện bên trong máy giặt và có nguy cơ xảy ra chập điện, rò rỉ điện. 

Ngoài ra, đặt máy giặt ở các vị trí không bằng phẳng, bị kênh máy có thể khiến máy rung lắc mạnh trong quá trình hoạt động, dễ làm đứt các mạch nối.

5. Bộ phận bơm thoát nước bị hỏng

Trường hợp gây rò rỉ điện này hiếm gặp hơn các trường hợp khác nhưng vẫn không thể loại trừ khả năng đây là nguyên nhân của vấn đề. Bơm thoát nước bị hỏng sẽ khiến nước không thể thoát ra ngoài và làm ẩm các bộ phận điện tử bên trong máy giặt. 

Bộ phận bơm xả nước máy giặt
Bộ phận bơm xả nước máy giặt

Cách sửa máy giặt bị rò điện

1. Kiểm tra dây nguồn

Việc đầu tiên bạn cần làm khi nhận thấy máy giặt có hiện tượng rò rỉ điện là kiểm tra dây nguồn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, hãy rút ổ cắm hoặc ngắt cầu dao trước khi tiến hành kiểm tra. 

Nếu dây nguồn bị đứt hoặc hư hỏng không thể khắc phục, bạn nên thay dây nguồn mới cho thiết bị. Để tránh việc dây điện sau khi thay mới vẫn bị động vật cắn, bạn hãy để dây điện ở vị trí các loại vật và côn trùng khó tiếp cận hoặc sử dụng một lớp bên ngoài để bảo vệ dây điện.

Nếu dây nguồn không được nối tiếp đất, bạn có thể thực hiện theo các bước sau: 

  • Đầu tiên, bạn cần sử dụng tua vít để tháo ốc vít ở phía sau máy giặt. Lưu ý chọn những con ốc ở vị trí bề mặt kim loại để tiếp đất hiệu quả.
  • Sau đó, sử dụng một đoạn dây điện đã tách 2 đầu, mỗi đầu 5 - 10 cm. Xoắn, nối 1 đầu dây với con ốc đã vặn ở trên và nối 1 đầu vào cọc tiếp đất. 
  • Cuối cùng là vặn chặt con ốc lại rồi dùng bút thử điện để kiểm tra xem bề mặt máy giặt còn rò điện không.

Trường hợp bạn không thể nối dây tiếp đất, hãy sử dụng ổ cắm kiểu F của một số nước Châu Âu bởi loại ổ cắm này có tiếp đất và tương đối an toàn ở môi trường ẩm ướt.

2. Thay thế thanh nhiệt

Trường hợp thanh nhiệt bị hư hỏng, bạn chỉ có thể tiến hành thay mới để đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ gặp khó khăn nếu tự sửa máy giặt do không học nghề điện lạnh và không biết cách thức hoạt động của máy giặt.

Do đó, trong trường hợp này, bạn nên liên hệ tới các chuyên viên sửa máy giặt để họ có thể đến tận nơi kiểm tra thiết bị, tiến hành sửa chữa và thay thế linh kiện nếu cần. 

3. Đảo chiều phích cắm

Với vấn đề cắm phích nguồn không đúng chiều sẽ rất dễ để xử lý bởi bạn chỉ cần đảo chiều phích cắm về chiều đúng theo quy định. Trước tiên bạn hãy dùng bút thử điện kiểm tra xem vỏ máy có điện hay không. Nếu có, bạn chỉ cần rút phích cắm ra, xoay 180 độ rồi cắm lại, sau đó thử kiểm tra lần nữa xem điện còn bị rò rỉ không.

4. Thay đổi vị trí máy giặt

Vị trí thích hợp để đặt máy giặt phải đảm bảo ở trên cao, bằng phẳng, khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, được nối với hệ thống dẫn nước và đủ rộng rãi để dễ dàng sửa máy giặt và vệ sinh nếu cần.

Khi di chuyển vị trí máy giặt, bạn cần lưu ý di chuyển nhẹ nhàng và cẩn thận, tránh cho máy giặt bị va đập mạnh gây hư hỏng và rất khó để sửa chữa.

5. Thay thế bộ phận bơm thoát nước

Tương tự với thanh nhiệt, bộ phận bơm thoát nước bị hỏng chỉ có thể thay mới để khắc phục vấn đề. Nhưng nếu bơm không hư hỏng mà chỉ bị cặn hoặc bụi bẩn tích tụ thì bạn có thể xử lý bằng cách vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ những tích tụ bên trong.

Tham khảo từ: whitegoodshelp.co.uksos-parts.com

5/5 (1 bầu chọn)

Điều hành kỹ thuật

0936.54.58.58 (Gặp anh Hải) ​

Mạng lưới các cơ sở

  • 16 Cát Linh: 0337 800 116
  • 178 Nguyễn Hoàng Tôn: 0968 999 237
  • Số 7 Quang Trung (Hà Đông): 0903 286 007
  • 260 Cầu Giấy: 0898 575 988
  • 16 Lý Nam Đế: 0357 338 116
  • 178 Tây Sơn 0904 700 116
  • 124 Âu Cơ: 0903 286 007
  • 14 Hoàng Quốc Việt: 0936 271 696
  • CT2 Mỹ Đình: 0896 441 222
  • CT3 Linh Đàm: 0904 653 696
  • 268 Đường Láng: 0936 042 368
  • 29 Lạc Trung: 0926 119 388
  • 364 Giải Phóng: 0904 655 116
  • K9 Bách Khoa: 0936 545 858
  • 477 Nguyễn Trãi: 036 3291 790
  • 110 Trần Duy Hưng: 0903 286 007
  • 38 Hai Bà Trưng: 0926 119 388