Nguyên nhân xuất hiện lỗ thủng trên lồng giặt
Trong suốt quá trình sử dụng, bạn có thể mắc một số sai lầm dẫn đến việc xuất hiện lỗ thủng trên lồng giặt.
- Vật thể lạ trong quần áo: Khi cho quần áo vào giặt nhiều người không có thói quen kiểm tra túi dẫn đến nhiều vật như đồng xu, kẹp tóc, khóa kim loại…sót lại. Khi lồng giặt quay, các vật dụng này có thể va đập mạnh dẫn đến việc xuất hiện các vết nứt hoặc thủng.
- Vị trí máy giặt không cân bằng: Khi vị trí máy giặt ở một nơi gồ ghề sẽ khiến lồng giặt quay không đều, tạo ra áp lực quá mức lên các bề mặt của lồng. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, áp lực sẽ làm căng các điểm trên lồng giặt gây ra sự nứt hoặc thủng. Ngoài ra, việc máy giặt bị mất thăng bằng cũng có thể khiến các vật dụng trong máy giặt va đập mạnh với lồng giặt, dẫn đến hư hỏng.
- Máy giặt kém chất lượng: Đối với những sản phẩm không đến từ những thương hiệu uy tín thì lồng giặt sẽ được làm từ nhựa hoặc kim loại mỏng nên dễ bị thủng hơn. Do đó khi gặp lực tác động mạnh từ những vật cứng hoặc sắc nhọn sẽ khiến lồng giặt dễ dàng bị rách hoặc thủng, đặc biệt khi máy đang quá tải quần áo.
- Sử dụng chất tẩy không phù hợp: Hầu hết các loại chất tẩy đều có tính ăn mòn tùy thuộc vào nồng độ và loại. Nếu bạn sử dụng chất tẩy không phù hợp với máy giặt thì có nguy cơ dư lượng còn lại sau mỗi lần sử dụng sẽ ăn mòn lồng giặt khiến nó dễ bị rách hoặc thủng sau một thời gian sử dụng.
- Máy giặt bị quá tải: Việc bạn không tính toán đúng khối lượng quần áo trong mỗi lần giặt có thể khiến thiết bị quá tải. Điều này khiến lồng giặt chịu áp lực lớn, tăng khả năng bị thủng hoặc nứt.
Hậu quả khi lồng giặt xuất hiện lỗ thủng
Việc lồng giặt bị thủng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng và hiệu suất của máy giặt cũng như các linh kiện bên trong.
1. Chất lượng giặt
Lỗ thủng trên lồng giặt có thể khiến quần áo bị mắc vào các vết rách này trong quá trình giặt. Điều này dẫn đến việc quần áo bị xé rách, mất form, hoặc xuất hiện các vết hư hại không mong muốn, đặc biệt là đối với những loại vải mỏng hoặc dễ rách. Đồng thời quá trình giặt cũng không hiệu quả khi nước và xà phòng không thể tiếp xúc với quần áo do lỗ thủng làm giảm khả năng xả nước hoặc tạo ra dòng nước không đồng đều.
2. Làm hỏng các bộ phận bên trong
Khi lồng giặt bị thủng, nước có thể rò rỉ ra ngoài và tiếp xúc với các bộ phận bên trong máy giặt như động cơ, bộ điều khiển hoặc hệ thống xả nước. Điều này khiến máy giặt tăng nguy cơ chập điện, hỏng hóc, cháy nổ và làm giảm tuổi thọ của máy.
3. Chi phí sửa chữa cao
Chi phí để thay thế hoặc sửa chữa lồng giặt bị thủng là vô cùng tốn kém khi bạn có thể phải thêm phí kiểm tra và sửa chữa các bộ phận bị ảnh hưởng khác như hệ thống xả nước, động cơ hoặc bảng điều khiển. Nếu lồng giặt không thể sửa thì bạn sẽ phải thay thế toàn bộ máy giặt.
4. Hoạt động không hiệu quả
Lỗ thủng khiến cho máy giặt tiêu tốn nhiều năng lượng và nước hơn so với bình thường để hoàn thành quá trình giặt. Khi hoạt động, một lượng nước có thể rò rỉ, tạo môi trường ẩm ướt bên trong máy giặt sẽ khiến vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Điều này dẫn đến mùi hôi khó chịu trong máy giặt, ảnh hưởng đến chất lượng giặt và làm hỏng quần áo.
Cách ngăn ngừa lồng giặt xuất hiện lỗ thủng
1. Kiểm tra kỹ quần áo trước khi giặt
- Phân loại quần áo: Trước khi cho quần áo vào máy giặt, bạn nên tiến hành phân loại quần áo theo chất liệu, kích thước và độ bền. Đặc biệt những trang phục có khóa kéo, móc kim loại…nên được cho vào túi giặt riêng.
- Kiểm tra túi quần áo: Nhằm tránh các vật dụng như đồng xu, chìa khóa, kẹp giấy… còn sót lại trong túi quần áo.
2. Giặt đúng khối lượng quy định
Việc máy giặt bị quá tải không chỉ ảnh hưởng tới lồng giặt do lượng quần áo quá lớn có thể khiến lồng giặt không thể quay đều, tạo ra lực va đập mạnh và có thể gây thủng.
3. Sử dụng máy giặt đến từ thương hiệu uy tín
Khi mua máy giặt, bạn nên lựa chọn các loại máy có lồng giặt được làm từ vật liệu chất lượng như thép không gỉ hoặc nhựa chịu lực. Những chất liệu này có độ bền cao và khả năng chống va đập tốt hơn so với những lồng giặt thông thường. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo các chức năng giảm rung hoặc điều chỉnh thăng bằng của máy giặt để giúp bảo vệ lồng giặt khỏi bị va đập mạnh và giảm nguy cơ bị thủng.
4. Vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ
Lỗ thủng trên lồng giặt rất khó phát hiện trừ khi bạn thường xuyên kiểm tra lồng giặt định kỳ nhằm tìm kiếm các vết xước, nứt hoặc dấu hiệu mòn của chất liệu. Nếu bạn phát hiện các dấu hiệu này thì bạn nên liên hệ với dịch vụ sửa máy giặt tại nhà chuyên nghiệp để khắc phục kịp thời trước khi chúng trở thành lỗ thủng.
5. Sử dụng chất tẩy rửa phù hợp
Bạn nên lựa chọn những loại chất tẩy, bột giặt hoặc xà phòng có độ PH phù hợp với máy giặt. Đồng thời việc sử dụng đúng liều lượng là vô cùng quan trọng để tránh lượng chất tẩy còn lại bám vào lồng giặt.
Nếu bạn phát hiện kịp thời lỗ thủng trên lồng giặt thì bạn sẽ giảm thiểu được ảnh hưởng mà nó đem lại cho máy giặt. Do đó, việc kiểm tra và vệ sinh định kỳ máy giặt sẽ giúp người dùng nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu và tiến hành sửa chữa nhanh chóng.