Skip to content

Cách nhận biết và khắc phục sự cố lồng máy giặt bị lỏng

Nguyễn Kim Phú 23/03/202410 lượt đọc

Lồng máy giặt bị lỏng là một sự cố phức tạp nhưng tương đối phổ biến. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sự cố này nhưng không phải lúc nào bạn cũng cần phải gọi thợ sửa máy giặt đến để hỗ trợ khắc phục vấn đề.

Cách nhận biết lồng máy giặt bị lỏng

Nếu máy giặt của bạn bị lỏng lồng giặt, bạn có thể nghe thấy tiếng đập lớn hoặc tiếng mài. Với một số máy giặt, mã lỗi có thể hiển thị trên bảng điều khiển. Ngoài ra, máy giặt có thể dừng đột ngột giữa chu trình để cảnh báo sự cố cho người dùng.

Khi đã nhận thấy những dấu hiệu bất thường xảy ra với máy giặt của mình, bạn nên nhanh chóng ngắt nguồn điện của thiết bị và tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân vấn đề để có những biện pháp sửa máy giặt tại nhà hiệu quả.

Nguyên nhân khiến lồng máy giặt bị lỏng

1. Dây đai giảm chấn bị mòn

Dây đai giảm chấn giữ lồng giặt bên trong máy giặt. Một máy giặt thường sẽ bao gồm 4 dây đai giảm chấn được bố trí ở 4 góc giặt giúp giảm độ rung của lồng giặt khi quay. Nếu một trong 4 dây đai bị mòn hoặc hư hỏng, lồng sẽ bị lỏng và bạn sẽ phải thay cả 4 dây. 

Dây đai giảm chấn
Dây đai giảm chấn

2. Lò xo treo bị hư hỏng

Các lò xo treo có chức năng giữ lồng giặt được cố định và kiểm soát vòng quay của lồng xuyên suốt chu trình giặt. Chúng được đặt ở chân đế của máy giặt cửa trên và khung trên hoặc khung bên của máy giặt cửa ngang. Nếu lò xo treo bị mòn, hoặc một trong các lò xo bị hỏng thì bạn nên thay toàn bộ lò xo để tránh làm hư hỏng máy giặt.

3. Giảm xóc bị hỏng

Bộ phận giảm xóc của máy giặt thường bao gồm 2, 3 thanh dài nằm bên dưới máy giặt và có tác dụng giúp lồng giặt bên trong không rung, được cân bằng và vận hành êm ái. Sau một thời gian sử dụng, bộ giảm xóc sẽ bị hao mòn và bạn sẽ phải thay thế chúng nếu không muốn máy giặt gặp sự cố phức tạp hơn.

4. Vòng bi máy giặt bị hỏng

Vòng bi máy giặt gặp vấn đề là nguyên nhân phổ biến nhất khiến lồng máy giặt bị lỏng. Đây là những vòng tròn kim loại nhỏ, cùng với các bộ phận khác nâng đỡ lồng giặt khi máy đang hoạt động. Từ đó giúp làm giảm tiếng ồn cho lồng giặt khi đang quay ở tốc độ cao.

Nó nằm phía sau lồng giặt của máy giặt cửa trước và phía dưới của máy giặt cửa trên. Tương tự các bộ phận trên, nếu sử dụng trong một thời gian dài, vòng bi có thể bị mòn. 

Vòng bi máy giặt
Vòng bi máy giặt

5. Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, có một số nguyên nhân khác ít phức tạp hơn có thể khiến lồng giặt bị lỏng như máy giặt không được cân bằng, máy giặt bị quá tải, lồng máy giặt bị thủng…

Sửa máy giặt khi lồng máy bị lỏng

Khi đã xác định được nguyên nhân, bạn sẽ cần tiến hành sửa máy giặt càng sớm càng tốt bởi nếu lồng máy không được bình thường thì máy giặt cũng sẽ không thể vận hành ổn định. 

1. Thay thế linh kiện 

Cách khắc phục với sự cố lỏng lồng máy giặt hiệu quả nhất là thay thế linh kiện bị hư hỏng. Bạn có thể tự tiến hành thay thế tại nhà nhưng công việc này sẽ không phù hợp với mọi người dùng thiết bị.

Nếu bạn không học nghề điện lạnh hoặc không có kiến thức, kinh nghiệm sửa máy giặt trước đây thì bạn không nên tự thực hiện bởi tính phức tạp của nó. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ tới các cơ sở sửa máy giặt tại Hà Nội để các chuyên gia tới kiểm tra và sửa chữa thiết bị.

2. Cân bằng máy giặt

Bạn có thể kiểm tra xem máy giặt có được cân bằng không bằng cách quan sát trực quan hoặc lay nhẹ máy để xem độ rung của thiết bị. Nếu máy bị nghiêng, kênh hoặc vị trí đặt máy bị hư hỏng thì bạn nên điều chỉnh lại theo các cách sau:

  • Nếu ở chân máy có vật thể lạ có thể là nguyên nhân khiến máy bị kênh thì hãy nhẹ nhàng nghiêng máy về trước - sau hoặc sang hai bên để nhanh chóng loại bỏ vật cản. Đối với máy giặt cửa trước thường có khối lượng nặng, bạn nên nhờ thêm một người hỗ trợ việc nghiêng và bê máy, tránh để máy bị đổ.
  • Khi chân máy giặt bị hỏng, thậm chí bị mòn, gãy, bạn nên kê một vậy gì đó có độ chắc chắn cao ở phía dưới chân máy gặp vấn đề đó. Cần đảm bảo sau khi kê lên, 4 chân máy giặt phải ngang bằng nhau.
  • Nhiều người dùng sử dụng thêm chân đế máy giặt thì có thể khắc phục tình trạng lỏng chân đế bằng cách sử dụng kìm vặn chặt bộ phận này hoặc thay thế nếu nó bị hư hỏng.
  • Nếu nguyên nhân khiến máy bị mất cân bằng là do sàn nhà ở vị trí đặt máy bị vỡ, nứt, tốt nhất bạn nên đặt máy ở vị trí khác hoặc nhanh chóng khắc phục vấn đề. 
  • Sau khi tiến hành điều chỉnh lại vị trí của máy giặt, hãy chạy thử một chu trình giặt hoàn chỉnh hoặc chỉ chạy chu trình vắt để kiểm tra xem máy đã hoạt động ổn định hay chưa.

3. Điều chỉnh lại lượng quần áo bên trong lồng giặt

Có một số lưu ý trước khi tải quần áo vào máy giặt:

  • Mỗi kiểu máy giặt sẽ có trọng tải tối đa khác nhau và bạn sẽ cần phải tìm hiểu kỹ chi tiết này trước khi bỏ quần áo vào trong máy giặt. Bạn có thể thấy thông tin về trọng tải máy ngay trên thân máy hoặc trong hướng dẫn sử dụng đi kèm với thiết bị.
  • Có một lưu ý cho người sử dụng là không phải máy giặt nào cũng thích hợp để giặt kết hợp chăn, màn, đệm… bởi đây là những vật dụng có kích thước lớn, dày. Kể cả khi máy vẫn hoạt động thì hiệu quả giặt cũng sẽ không cao. Do đó, nếu bạn cần giặt những vật này, bạn nên đến những địa chỉ cung cấp dịch vụ giặt là chuyên nghiệp. 
  • Bạn nên phân loại đồ giặt theo tính chất của chúng thay vì để hết các loại đồ vào cùng một lúc. Có những loại đồ không thể giặt cùng với nhau bởi như vậy sẽ không đảm bảo vệ sinh và có thể ảnh hưởng tới các đồ giặt khác. Ví dụ, không nên giặt quần áo có màu trắng với quần áo màu khác bởi màu có thể phai ra và bám vào quần áo trắng. Vệt màu đó sẽ rất khó để xử lý về sau. Bạn cũng không nên giặt khăn tắm, khăn mặt chung với quần áo, đặc biệt là đồ lót. Các loại khăn nên được giặt riêng và ưu tiên giặt bằng tay.
  • Hãy chia đồ giặt thành các mẻ nhỏ hơn nếu khối lượng của chúng vượt quá trọng tải được quy định của thiết bị. Bằng cách này quần áo vừa được giặt sạch và bạn cũng có thể tránh được tình trạng quá tải làm hư hỏng lồng máy. 
  • Nên kết hợp giặt đồ mỏng với đồ dày trong từng mẻ giặt, tránh để tình trạng mẻ đầu chỉ có đồ mỏng và mẻ sau chỉ có đồ giày như quần bò, áo khoác, áo bông…
  • Bạn cũng nên phân bố đồ giặt đều xung quanh lồng giặt, tránh để chúng dồn về một phía, gây mất cân bằng.
  • Nếu bạn phải giặt khối lượng quần áo lớn (nhưng không vượt quá mức tối đa) thì nên cài đặt tốc độ quay chậm để lồng giặt được cân bằng và ổn định. 

Như đã đề cập ở trên, có nhiều nguyên nhân khiến lồng máy giặt bị hỏng. Có thể máy giặt của bạn bị lỏng lồng giặt do nguyên nhân khác gây ra. Nếu gặp khó khăn trong xác định nguyên nhân sự cố hay không biết cách khắc phục vấn đề thì phương án tối ưu nhất là liên hệ tới chuyên gia sửa máy giặt.

Tham khảo từ: fixitwired.comfunktionalhome.com

5/5 (1 bầu chọn)

Điều hành kỹ thuật

0936.54.58.58 (Gặp anh Hải) ​

Mạng lưới các cơ sở

  • 16 Cát Linh: 0337 800 116
  • 178 Nguyễn Hoàng Tôn: 0968 999 237
  • Số 7 Quang Trung (Hà Đông): 0903 286 007
  • 260 Cầu Giấy: 0898 575 988
  • 16 Lý Nam Đế: 0357 338 116
  • 178 Tây Sơn 0904 700 116
  • 124 Âu Cơ: 0903 286 007
  • 14 Hoàng Quốc Việt: 0936 271 696
  • CT2 Mỹ Đình: 0896 441 222
  • CT3 Linh Đàm: 0904 653 696
  • 268 Đường Láng: 0936 042 368
  • 29 Lạc Trung: 0926 119 388
  • 364 Giải Phóng: 0904 655 116
  • K9 Bách Khoa: 0936 545 858
  • 477 Nguyễn Trãi: 036 3291 790
  • 110 Trần Duy Hưng: 0903 286 007
  • 38 Hai Bà Trưng: 0926 119 388